Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Bạn là người giàu có?

Có chàng thanh niên nọ rất hay than vãn về số phận hẩm hiu của mình. Một ngày kia, một ông lão đi qua nhìn thấy vẻ mặt ủ rủ của anh bèn hỏi :

- Chàng trai, cậu có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo – Chàng trai buồn bã trả lời.
- Nghèo ư? Cháu là một người giàu có đấy chứ!
- Ông có nhầm không đấy? Chưa ai nói với cháu như vậy cả. – Chàng trai ngạc nhiên
- Bây giờ, giả như ta lấy đi ngón tay cái và trả cháu 3 đồng tiền vàng, cháu có đồng ý không? – Ông lão hỏi
- Không ạ.
- Còn nếu ta muốn cả bàn tay và sẽ ta trả cháu 30 đồng tiền vàng, cháu có đồng ý chứ?
- Không bao giờ.
- Vậy thôi, ta sẽ lấy đôi mắt và ta trả cháu 300 đồng tiền vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy, ta trả cháu 3.000 đồng tiền vàng, để được trẻ lại, thay vào đó cháu thành một lão già lú lẫn như ta thì sao?
- Đương nhiên là không.
- Thôi nào, vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng, để lấy đi mạng sống của cháu, lúc này cháu giàu to rồi đấy. Đồng ý nhé?
- Nhưng cháu làm gì với số tiền ấy khi không còn sống nữa?
- Vậy là cháu hiểu ra rồi đấy. Cháu đang có những cái mà cả gia tài không thể đổi lấy được. Cháu có còn cho là mình nghèo khổ nữa không?


Trong cuộc sống, thường rất nhiều người than thân trách phận mà không hiểu thật ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem :

- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.

- Nếu bạn chưa bao giờ trải qua sự tàn phá của chiến tranh, đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn 500 triệu người trên trái đất này.

- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để chi tiêu, thì bạn đã hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.

- Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, thì bạn đã được xếp vào nhóm 8% những người giàu có trên thế giới.

- Nếu bố mẹ bạn vẫn còn sống, và vẫn sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.

- Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nỡ một nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà cũng không được.

- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được dựa vào bờ vai của họ để nói lên tâm sự của mình, thì bạn hạnh phúc hơn rất nhiều những người không bao giờ nhận được tình yêu từ người khác.

- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn hạnh phúc hơn 2 tỉ người không thể đọc được trên trái đất này.

Sau khi đọc được những dòng chữ này, bạn có thể nhìn vào  gương và mỉm cười: “Xin chào người giàu có”.

Nguồn: Hạt giống tâm hồn

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Quy luật tình yêu: sòng phẳng, ích kỷ và vị tha

Đi cùng với Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an và người đón đợi Vị tha chính là Hạnh phúc.

Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau.

Sòng phẳng: Cho bằng Nhận.
Higuain
Ích kỷ: Cho ít hơn Nhận.

Vị tha: Cho nhiều hơn Nhận.

Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:

- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.

- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.

- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.

Ích kỷ:

- Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.

Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:

- Tôi nói vậy không đúng à?

- Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.

Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:

- Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.

Quy luật tình yêu: sòng phẳng, ích kỷ và vị tha 1

Ích kỷ tán thành:

- Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.

Sòng phẳng trầm ngâm:

- Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều – ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.

Ích kỷ:

- Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.

- Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.

- Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?

- Anh có người yêu không?

- Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi.

Tàu qua cầu vượt sông Âu Lo. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:

- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?

Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:

- Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân – Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.

- Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.

Vị tha mỉm cười:

- Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác. Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.

Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.

Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.

Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Đón Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an và người đón đợi Vị tha chính là Hạnh phúc.
Nguồn: kenh14.vn

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Chữ ''TÂM''

"Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"...
NHÀ SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ......!!!


Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.
- Cô lái đò đòi tiền “gấp đôi”.
- Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền “gấp ba.”
- Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền “gấp năm” lần.
- Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi…
Nói một cách khác: “Mọi sự từ TÂM mà ra…”
Sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!
Một phút suy tư: Chữ TÂM
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
*** Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Sưu tầm

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

PHÂN LOẠI TÍNH CÁCH XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC PHÙ HỢP.

Làm thế nào để chọn nghề thích hợp với tính cách, cũng như xác định xem tính cách phù hợp với công việc., khả năng, sở thích của mình nhằm mục đích cho tài trí và năng khiếu của mình được phát huy. Đây là một vấn đề mà các bạn thất nghiệp cần suy xét.
Có người bất kể bản thân có hợp với công việc đó hay không, chỉ vì lợi ích tạm thời mà cố giành lấy, rốt cuộc họ không những không phát huy được tài năng của mình, ngược lại còn có thể ôm hận cả đời trong khi đó cũng có thể mang lại những tổn thất không nên có trong đơn vị của mình.
Bởi thế, người thất nghiệp trong thời điểm tìm việc làm nên hiểu rõ tính cách phù hợp với công việc, khả năng và sở thích của chính bản thân mình.Sau đó, căn cứ những yêu cầu của xã hội mà chọn cho mình một nghề thích hợp để bản thân có thể phát huy được.
De Gea
Phương pháp này gọi là cách “tự nhận xét bản thân”
Một học giả nổi tiếng người Mỹ thông qua việc nghiên cứu con người, ông đã chia con người làm 6 loại như sau:
1, Con người thực tế: Con người thực tế quen tìm mục tiêu và sáng lập mục tiêu. Họ thích sử dụng công cụ, máy móc họ dễ làm quen với con người và động vật, có thể thích ưng với tự nhiên khách quan, hoàn cảnh với nhiệm vụ cụ thể. Họ thích hợp với sự lao động của kỹ năng và tính cách phù hợp với công việc như nông nghiệp, công nghiệp, giao tiếp xã hội.


2, Con người xã hội: Con người xã hội quen với sự lựa chọn những công việc về mặt kỹ năng hay sự vận dụng mối quan hệ giữa người với người. Tính cách của họ phù hợp với công việc công tác xã hội, hỏi ý kiến, hòa giải, giáo dục và những công việc từ thiện.

3, Con người thông thường: Con người thông thường thì quên với việc chọn lấy những mục tiêu và nhiệm vụ theo truyền thống và được xã hội thừa nhận. Họ thích hợp trong việc xử lý các công việc cần nhiều tin tức, rồi tiến hành hệ thống hóa chúng lại mỗi ngày. Họ có thể làm kế toán, các công việc từng loại trong cơ quan hay các công việc hành chánh.

4, Con người trí tuệ: Con người trí tuệ quen với việc lựa chọn môi trường sinh sống để tiến hành những công việc vận dụng trí tuệ, từ vựng, kí hiệu. Tính cách phù hợp với công việc mang tính trừu tượng, sáng tạo, phù hợp với nghề nghiên cưu khoa học, dạy học, sáng tác.

5, Con người sự nghiệp: Con người sự nghiệp quan với lựa chọn những công việc cần có năng lượng cao, nhiệt tình cao. Những công việc đó phải mang tính khai thác, nhiệm có tác dụng mấu chốt, thúc đẩy. Tính cách phù hợp với công việc ra lệnh, chỉ huy, quản lý người khác, công việc quản lý, tổ chức, ngoại giao, chính trị…

6, Con người nghệ thuật: Con người nghệ thuật quen với việc vận dụng tình cảm, trực giác, sức tưởng tượng  nhằm sáng tạo hình tượng nghệ thuật hoặc các sản phẩm nghệ thuật. Tích cách phù hợp với những công việc sử dụng tình cảm, trí tưởng tượng đẻ lý giải, sáng tạo hình thức nghệ thuật.

KHI CHỌN NGHỀ NGHIỆP, CŨNG NHƯ XÁC ĐỊNH TÍNH CÁCH PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC NÀO BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO SỰ PHÂN LOẠI TÍNH CÁCH TRÊN. CHÚC BẠN CHỌN CHO MÌNH 1 NGHỀ PHÙ HỢP.
Nhóm tác giả: HanhtrinhDelta

Dám thay đổi – câu chuyện Con lừa và con Ngựa

Con Lừa và Con Ngựa

Trong một cái chuồng nhỏ có hai con vật sống với nhau. Mỗi ngày, cả hai đều được cho ăn cỏ và thay phiên nhau kéo chiếc cối xay thóc cho chủ. Chúng cảm thấy cuộc sống của mình thật an toàn và đẩy đủ nên cứ thế làm việc thật cần mẫn.

Con lừa và con ngựa - câu chuyện về sự dám thay đổi

Một ngày kia, có một tay cao bồi xuất hiện và hỏi hai con vật: “Trong hai ngươi, ai là kẻ muốn theo ta đi thám hiểm thế giới. Ta không hứa hẹn một cuộc sống no đủ như ở cái chuồng bé tẹo này. Nhưng ta hứa hẹn một cuộc sống đầy thú vị vì được làm chủ chính mình. Và nếu cố gắng đủ, thì có thể sẽ có được một cuộc sống dư giả gấp nhiều lần cuộc sống này.”
Con lừa – một trong hai con vật – liền kêu lên: “Ôi, tôi không đi đâu. Dại gì mà đánh đổi cuộc sống an toàn và ổn định này, để lấy một tương lai không biết trước chứ. Hay là ông muốn dụ tôi đi để có người cho ông cưỡi, có người để chết chung với ông? Tôi không có ngu đâu nhé.“
Con ngựa – con vật còn lại – thì rất háo hức trả lời: “Tôi! Tôi! Tôi muốn đi và muốn khám phá. Tôi chán cuộc sống gò bó và tẻ nhạt này lắm rồi.” Nói xong, nó theo người cao bồi bước ra khỏi cái chuồng nhỏ và đi mãi, đi mãi về phái chân trời.
Một ngày nọ, khi đã già, con lừa gặp lại con ngựa khi nó quay trở về cái chuồng nhỏ. Mừng rỡ, con lừa reo lên:
- A, anh ngựa, anh đã về đấy ư. Lâu quá rồi nhỉ, chúng ta đã già cả rồi.
- Đúng vậy, chúng ta già hết cả rồi. Tôi cũng đã mệt mỏi nên không muốn phiêu lưu nữa nên quyết định về thăm anh. Cuộc sống anh thế nào rồi? – Ngựa hỏi
- Cũng vẫn vậy thôi. Làm việc chăm chỉ và được no đủ. Nhưng tôi đã già rồi, nên cũng không còn làm được nhiều nữa. Cũng may ông chủ thương tình nên vẫn cho tôi ăn. – Lừa nói – Vậy còn những chuyến phiêu lưu của anh thì sao?
- Ồ, nó thật thú vị. Tôi đã được đi đến những miền đất lạ, nơi nắng cháy và khô cằn. Tôi đã băng qua những vùng chiến sự và những miền thiên tai hoành hành, có lúc tưởng chết đi được. Nhưng sau những cố gắng, tôi cũng được nếm trải sự hạnh phúc khi được tự do chạy trên cánh đồng đầy cỏ ngọt và được học hỏi những điều kì lạ. – Ngựa kể với một niềm tự hào.


Số phận của chúng vốn dĩ giống nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ dám thay đổi

Lừa ngồi nghe mà không ngớt xuýt xoa. Khi ngựa kể xong, nó liền khen ngợi:
- Anh ngựa à, anh thật là dũng cảm. Anh đã chấp nhận thử thách và đã được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi thấy anh đã đổi khác rất nhiều và rất ngưỡng mộ anh. Chả bù với cuộc sống chán ngắt này của tôi. Nhưng thực tình mà nói, nếu được chọn lại từ đầu, tôi vẫn chẳng dám chọn con đường của anh đâu. Nội chỉ nghĩ đến quãng đường vạn dằm mà anh đã đi qua thôi, đôi chân tôi đã rụng rời, chưa kể đến những gian truân, cực nhọc …
- Hahahaha – con ngựa phá ra cười – Anh lừa ơi, chẳng phải anh cũng đi một quãng đường dài như quãng đường của tôi đấy sao?
- Làm gì có! Tôi chỉ quẩn quanh cái chuồng nhỏ bé này và hàng ngày kéo chiếc cối xay lúa cho chủ thôi. Tôi làm gì có đi đâu – Con lừa trả lời bằng một giọng ngạc nhiên.
- Anh nghĩ đi, anh lừa. Trong từng đó năm, tôi đi vòng quanh thế giới, còn anh cũng đi vòng quanh chiếc cối xay, quãng đường chúng ta đi chẳng phải cũng ngang ngửa nhau đấy thôi.
- Nhưng còn những khó khăn và sự thay đổi. Tôi thấy anh đã có vẻ đã yếu đi nhiều vì phải thường xuyên gắng sức. Và kìa, những vết sẹo xấu xí trên người anh, tôi không muốn chúng đâu. Chắc là đau đớn lắm…
- Anh lừa à – ngựa ôn tồn đáp – chẳng phải anh cũng thay đổi đó sao. Anh cũng già yếu đi, cơ bắp của anh cũng đã chùng xuống vì không còn vận động nhiều như trước nữa đó sao. Và có lẽ cơ thể béo tròn của anh cũng thường xuyên đau nhức mỗi ngày giá buốt chứ.
- Đúng là như vậy – Lừa đáp.
- Giữa tôi và anh thật ra đều đã trải qua những cố gắng giống như nhau. Cái khác biệt của chúng ta là đã chọn lựa cố gắng cho một mục đích, một cuộc sống như thế nào mà thôi.

-/-

Dám thay đổi, bạn sẽ quyết định được tương lai của chính mình
Nguồn: daretochange.com
Sau một thời gian làm Kinh doanh theo mạng, Sponsell cảm thấy mệt mỏi vì cứ phải cố gắng để hoàn thiện mình. Sponsell nhận ra mình đã trở nên khác biệt quá nhiều so với bạn bè trước đây. Nhiều lúc Sponsell cũng muốn ngưng lại, muốn quay trở về làm một cậu sinh viên chăm chỉ và có thời gian tham gia những cuộc vui với bạn bè mình như trước.
Trong một dịp tình cờ, Sponsell được nghe một sponsor cấp cao kể cho câu chuyện này trong lúc 2 chọi 1 với một khách hàng. Câu chuyện không chỉ làm thay đổi suy nghĩ của người khách hàng, mà ngay chính bản thân Sponsell cũng nhận ra được rất nhiều điều.
Từ đó, Sponsell không còn do dự về lựa chọn của mình nữa. Vì Sponsell biết rằng, nếu mình không hành động, không thay đổi thì thời gian cũng sẽ trôi qua; Và đích đến cuối cùng của cuộc đời mình rồi cũng sẽ mãi là cái chuồng nhỏ với bữa ăn do người khác đem đến vì mình đã cật lực cống hiến cho họ mà thôi.
Bây giờ, sau hơn 5 năm thay đổi và trải nghiệm với Kinh doanh theo mạng, Sponsell nhận ra rằng, câu chuyện về Con Lừa và Con Ngựa là hoàn toàn có thật, và nó đã xảy ra với chính cuộc đời của mình.
Còn bạn, bạn có tin vào câu chuyện này không?
Sponsell